Monday, January 22, 2024

Vì sao Nhật Bản muốn đẩy mạnh tour cao cấp tới du khách Việt?

Du khách mong muốn trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa độc đáo của Nhật Bản - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Du khách mong muốn trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa độc đáo của Nhật Bản – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Văn phòng Xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO) vừa công bố chương trình xúc tiến tại Việt Nam trong năm 2024. Đáng chú ý là lần đầu tiên cơ quan này giới thiệu du lịch cao cấp đến đối tác trong nước.

Khách chi trên 170 triệu đồng/tour là cao cấp

Theo ông Uchida Shusuke, phó trưởng đại diện JNTO tại Việt Nam, sự gia tăng của nhóm người giàu ưa thích đi du lịch đã giúp Nhật Bản hình thành nên một thị trường du lịch mới là du lịch cao cấp. Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng cho dòng sản phẩm này.

Việc phát triển thị trường du lịch cao cấp không chỉ tăng hiệu quả kinh tế nhờ chi tiêu cao, mà còn góp phần hình thành các giá trị mới từ xu hướng du lịch mới, tác động đến đại chúng cũng như tạo ra hiệu ứng cho chính phát triển du lịch nội địa Nhật Bản.

Ông Uchida Shusuke cho biết JNTO định nghĩa nhóm khách này dựa trên số tiền chi tiêu của họ trong các chuyến du lịch chứ không hẳn là tài sản họ có.

Theo đó, du khách “sộp” là những người có tổng chi tiêu trên 1 triệu yen (gần 170 triệu đồng)/người cho mỗi chuyến đi du lịch đến Nhật Bản.

Không chỉ đơn giản chi tiêu nhiều, đây cũng là những du khách ham học hỏi, khám phá, những người có kiến thức, am hiểu văn hóa. Nhóm khách này cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi khó khăn kinh tế, sẵn sàng đầu tư những thứ có giá trị đối với họ.

Tại sao không dựa trên tài sản? Thông thường người sở hữu tài sản trên 1 triệu USD thì được xem là người giàu. Nhưng khi đi du lịch, những người sở hữu tài sản ít hơn họ vẫn có thể chi tiêu cao. Do đó, JNTO chú ý chi tiêu hơn là yếu tố tài sản.

Những người giàu có thường sắp xếp các chuyến đi thông qua các nhà thiết kế tour du lịch hay nhà điều phối chăm sóc khách hàng du lịch cao cấp. Bên cạnh đó, họ cũng là thành viên của những hiệp hội du lịch cao cấp, thường trao đổi thông tin trong những hội kín. Các công ty này vì thế không công khai hoạt động rộng rãi ra bên ngoài.

“Sự kết nối giữa những người thiết kế du lịch cao cấp và những người phụ trách du lịch cao cấp là điều vô cùng quan trọng khi triển khai dòng sản phẩm này”, đại diện JNTO nhấn mạnh.

JNTO cũng chia thành hai loại du lịch cao cấp. Trong đó, du lịch Classic Luxury còn gọi là du lịch cao cấp truyền thống dành cho những du khách từ 50 tuổi trở lên. Và nhóm thứ 2 là Moderden Luxury, xu hướng cao cấp kiểu mới quan trọng giá trị trải nghiệm, ý nghĩa với bản thân hơn là sự xa xỉ. Độ tuổi của nhóm từ 20 đến 30 và đang tăng trưởng nhanh trên thế giới trong những năm gần đây.

Xa xỉ chưa hẳn là cao cấp

Bên cạnh các đặc điểm của thị hiếu, xu hướng chi tiêu của dòng khách giàu có cũng rất đa dạng. “Chúng tôi chia thành hai nhóm là nhóm chi tiêu cao cho tất cả khoản phí trong chuyến du lịch, và nhóm đầu tư trọng điểm vào hạng mục mức độ ưu tiên cao.

Trong đó, ở nhóm thứ hai, du khách chỉ chi tiêu tiền cho những thứ có giá trị với bản thân, đòi hỏi sự hấp dẫn và trải nghiệm đích thực hơn là xa xỉ. Mà chuyến đi của ông chủ Meta (công ty mẹ của Facebook) đến Sa Pa, Việt Nam vào năm 2011 là điển hình cho hình thức trải nghiệm này. Việc phân biệt hai nhóm này rất quan trọng trong tổ chức một chuyến du lịch cao cấp”, ông Uchida Shusuke nói.

Theo cuộc khảo sát của tổ chức này, mô hình Moderden Luxury ngày càng mở rộng, chiếm hơn một nửa và thị phần du lịch cao cấp của người tiêu dùng trẻ tuổi ngày càng tăng. Trải nghiệm du khách mong muốn với Nhật Bản đều về với thiên nhiên cũng như văn hóa độc đáo của xứ sở mặt trời mọc.

Số liệu báo cáo về thị trường du lịch cao cấp toàn cầu năm 2020 – 2024 dự đoán du lịch cao cấp toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 4,5%/năm ở giai đoạn 2020 – 2024, và dự kiến đạt 213 tỉ USD vào năm 2024 này.

Đại diện JNTO cho biết năm 2022, có khoảng 1.000 người ở Việt Nam được coi là cực kỳ giàu có, gần gấp đôi số lượng được ghi nhận trong năm 2017. Và đến 2026, dự báo số người siêu giàu của Việt Nam sẽ tăng đến 38.600 người.

Xu hướng mới của du lịch Nhật BảnXu hướng mới của du lịch Nhật Bản

Ngành du lịch Nhật Bản đang có xu hướng thu hút du khách đến với những điểm mới bên cạnh các điểm phổ biến ở các thành phố lớn, nhằm thúc đẩy sự phục hồi bền vững của ngành này.

Nguồn: Sưu tầm

Related Posts:

  • Biển đảo nào có thể lướt sóng?Một số khách nước ngoài tìm kiếm vùng biển ở Việt Nam thuận lợi để lướt sóng. Nhóm bạn Tây thích chơi lướt sóng nhờ tôi tìm một bãi biển thích hợp ở Việt Nam, từ tháng 3 đến 7. Nếu địa điểm ở đảo xa thì liệu người nước ngoài… Read More
  • Mùa hoa giấy nở“Sinh viên trong trường hay ra đây chụp hình lắm, người đi đường ghé vào cũng nhiều. Tầm này đang dịch Covid-19, sinh viên được nghỉ nên chỗ này mới vắng vẻ”, thầy Nguyễn Cương, giảng viên của trường chia sẻ sau khi tranh thủ… Read More
  • Hỗ trợ tiền cho nhân viên ngành du lịch vì Covid-19Singapore Nhân viên khách sạn và hướng dẫn viên được hưởng chính sách hỗ trợ tiền lương, đào tạo vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng cục Du lịch Singapore (STB) kết hợp Hiệp hội Khách sạn (SHA), Tổ chức Kỹ năng tương la… Read More
  • Nhiều du thuyền 5 sao cập cảng phía NamTrong cùng một ngày, hai du thuyền nổi tiếng thế giới cập các cảng Thị Vải, Hiệp Phước  chở hàng nghìn khách đến TP HCM, Vũng Tàu… Tàu MSC Splendida cập cảng Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu từ sáng sớm 22/2, chở 1.400 du khá… Read More
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đông trở lạiBên cạnh duy trì lượng khách Âu ổn định, một số công ty lữ hành thông báo sắp đón nhiều đoàn lần đầu đến Việt Nam. Một nhóm nữ du khách Mỹ ngồi nghỉ chân bên đài phun nước trước khách sạn Rex (quận 1, TP HCM) nhưng không man… Read More

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Cho Dien Tu / Mua Hang Online Uy Tin / Nguoi Noi Tieng / Mua Hang Online / Dung Cu Cat / Dung Cu Cat Gia Re / Ban Buon Dung Cu Cat / Idol Viet Nam / Dang Rao Vat / Tin Tuc Sao Viet / Trang Rao Vat / Thuong Hieu Ca Nhan / Nguoi Noi Tieng Phim

/ Kiem Tien Tren Mang