Monday, December 17, 2018

Ấm ức phải chịu đựng vì là người châu Á của nữ du khách

Christina Guan là một blogger du lịch Canada gốc Trung Quốc. Cô từng chèo thuyền quanh Croatia, làm việc trên tàu du lịch đi qua 13 nước và khám phá các quốc gia châu Âu. Cô có khả năng nói nhiều thứ tiếng và kinh nghiệm đi du lịch, Nextshark đưa tin ngày 14/12.

Christina cho rằng mỗi người có một nền tảng khác nhau. Điều khiến bạn được nhiều người để ý đến chính là tạo ra các điều khác biệt. Ảnh: Nextshark.

Christina cho rằng mỗi người có một nền tảng khác nhau. Điều khiến blog du lịch của cô được nhiều người để ý đến chính là tạo ra sự khác biệt. Ảnh: Nextshark.

Sinh ra ở Vancouver nhưng Christina sống ở Burnaby, một thành phố đa văn hóa và đầy màu sắc. Nơi đó, cô gái nhỏ sống trong một cộng đồng với những người châu Á, đến từ một nền tảng văn hóa tương đồng. Những người bạn của cô đều là con của những người nhập cư, chủ yếu là gốc Á hoặc Đông Âu. Điều đó giúp cô có một tuổi thơ dễ chịu.

Christina chưa gặp phải tình huống phân biệt đối xử cho đến khi bắt đầu lên đường khám phá. "Lần đầu tiên tôi nhận ra mình khác biệt và bị phân biệt là trong chuyến du lịch ra nước ngoài. Đó cũng là chuyến đi đầu tiên của tôi", cô gái trẻ nhắc lại trong bài đăng mới nhất.

Trong chuyến du lịch châu Âu năm đó, những người nước ngoài khi nhìn thấy Christina đều nói với cô "Ni haos" và "konichiwas" (Xin chào bằng tiếng Trung Quốc và Nhật Bản). Lần đầu tiên trong đời Christina nhận thấy những từ chào hỏi vô tội ấy trở thành vũ khí chế nhạo nguồn gốc của cô.

Sau đó, Christina còn trở thành đề tài cho người khác đoán như một trò chơi trong gameshow: "Bạn đến từ đâu, Trung Quốc, Nhật Bản hay Phillippines?". Cô biết đó là những điều phổ biến mà phần lớn khách du lịch châu Á, gốc Á đang bị đối xử.

Bố mẹ Christina là người Trung Quốc nhập cư. Sau nhiều năm tích góp, họ đã mở được một nhà hàng. Ảnh: Next shark.

Bố mẹ Christina là người Trung Quốc nhập cư. Sau nhiều năm tích góp, họ đã mở được một nhà hàng. Ảnh: Next shark.

Không chỉ vậy, trong các chuyến đi, Christina cũng phải rất dè dặt trong mọi hành vi. Cô phải chứng minh cho người dân thấy rằng cô không phải là những vị khách ồn ào, những người "càn quét" các trung tâm mua sắm.

Điều tồi tệ chưa dừng ở đó. Nhiều người đã quy chụp Christina là gái bán hoa, chỉ vì cô đi du lịch cùng bạn trai người da trắng. Một vài chàng trai còn hét vào mặt cô với những lời lẽ khiếm nhã. Những người từng gặp trên đường đều không tin khi cô kể về kinh nghiệm du lịch của mình.

Trải qua nhiều lần bị phân biệt đối xử, Christina không còn tức giận trước những hành động đó. Ảnh: Next shark.

Trải qua nhiều lần bị phân biệt đối xử, Christina không còn tức giận trước những hành động đó. Ảnh: Next shark.

Các blogger du lịch người châu Á cũng chịu số phận tương tự. Theo Christina, dường như dư luận chỉ thích và theo dõi các blogger là người da trắng. Cô từng tìm kiếm trên mạng về những người châu Á viết blog. Kết quả tìm kiếm khiến Christina gần như "phát điên", khi top đầu liệt kê cho cô hàng loạt blogger du lịch người Âu Mỹ. Trong khi cụm từ mà cô tìm kiếm lại là "các blogger du lịch người châu Á tốt nhất để theo dõi năm 2017". Không một blogger du lịch người châu Á nào xuất hiện trong danh sách này.

Trong một bài viết khác có tiêu đề: "9 blogger du lịch tốt nhất ở Đông Nam Á", cô cũng chỉ tìm thấy 2 cái tên là người châu Á. Những người còn lại đều đến từ các nước phương Tây.

Christina phải thừa nhận đôi khi kẻ thù tồi tệ nhất là chính mình. Mẹ cô từng xin lỗi con gái vì sinh ra cô với màu da của người châu Á. Bà cho rằng, nếu sinh ra con gái là người da trắng, cô sẽ có nhiều cơ hội hơn. Điều đó khiến Christina đau lòng. "Làm sao một người mẹ lại có thể xin lỗi con vì đã không sinh ra con là người da trắng chứ".

Christina cũng chỉ ra những người bị phân biệt, đối xử thường không chịu lên tiếng để bảo vệ chính mình. Đó là lý do họ bị bắt nạt nhiều hơn. Bên cạnh đó cô cũng cho rằng tâm lý là một người nhập cư cũng khiến ít người tự tin hơn.

"Tôi là một ví dụ. Trước đây, tôi từng cố gắng cư xử sao cho giống người da trắng. Tôi không chịu nói tiếng Trung Quốc hay ăn đồ Trung Quốc. Tôi ăn bánh sandwich giống những đứa trẻ da trắng khác đi đến trường thay vì ăn cơm trưa. Tôi sợ bị mất mặt". Christina cho rằng, chính vì điều này mà các blogger du lịch người châu Á thường cảm thấy bị cô lập và cô đơn hơn trong cộng đồng các blogger thế giới.

0 nhận xét:

Post a Comment