Tour Mien Tay - Tour Du lịch Miền Tây - Du Lịch Miền Tây

Monday, November 18, 2024

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên

00:00 / 0:00

Chuẩn

Tốc độ đọc

An Giang – Chợ nổi Long Xuyên họp trên sông Hậu, vẫn giữ tập quán mua bán trên sông cùng nếp sống bình dị, dù không nhộn nhịp như trước.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 1

Khi bình minh bắt đầu ló rạng, hàng dài những ghe chở dừa, khoai, khóm neo đậu trên khúc sông dài khoảng 2 km bắt đầu họp chợ. Giữa tháng 11, trời có sương sớm, không khí mát dịu, tiếng xuồng ghe từ phía xa đánh động không gian yên ả trên sông buổi sớm.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 2

Dừa là mặt hàng mua bán nhiều nhất trên sông.

Dù đường bộ phát triển song nhiều người dân vẫn giữ thói quen mua hàng hóa trên các ghe, xuồng, rao trên sông bởi tính tiện lợi, thân quen.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 3

Trước khi chuyền dừa xuống xuồng cho người mua, chị Lý Thị Bích Quyên (trái) nhâm nhi ly cà phê sáng với khách hàng.

Gắn bó gần 20 năm ở chợ nổi, chị Quyên, nhà ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cho biết mỗi ghe dừa khoảng 9 thiên (9.000 trái). Chị mất 3-4 ngày mua gom của nhà vườn sau đó chạy ghe lên Long Xuyên bán.

”Nước xuôi chạy một buổi tối là tới. Bán 2-3 hôm thì về, tùy buổi chợ”, chị cho biết. Theo tiểu thương, chợ nổi Long Xuyên không còn xôm tụ như trước, số ghe dừa cũng giảm hơn 70%. Mỗi tháng chị cùng chồng kiếm lời 7-8 triệu, đủ xoay xở cho gia đình 5 người.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 4

Anh Hoàng Phú chuyền từng cặp khóm (dứa) cho tiểu thương. Số nông sản này anh mua ở Kiên Giang, chở lên chợ nổi để điếm (bán) cho các mối sỉ. Như nhiều chủ ghe khác, sau khi bỏ hàng xong, anh thường cho thêm để giữ khách.

”San sẻ đồng lời với nhau, ai cũng vui”, anh Phú cho biết.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 5

Khi chợ nhóm họp, những ghe bán nước giải khát, đồ ăn sáng, thực phẩm cũng rảo quanh các ghe buôn để bán hàng. Nước giải khát và thức ăn giá dao động từ 15.000 – 25.000 đồng.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 6

Bà Thu gắn bó với ghe thức ăn bên chợ nổi đã 20 năm, thu nhập 200.000 -300.000 đồng mỗi ngày.

”Tầm 5h30 là chợ họp đến 8h là chợ bắt đầu vãn rồi. Vợ chồng tôi cũng chỉ bán nửa buổi sáng rồi về”, bà cho biết.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 7

Chợ cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, thưởng thức bữa sáng chòng chành trên sông. Du khách thuê đò chở ra sông với giá 100.000 đồng mỗi người.

Lúc đông khách du lịch, chủ các ghe thường nhóm lại một điểm trò chuyện với nhau.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 8

Ghe bán khoai đậu san sát nhau. Trước mũi ghe là cây bẹo, treo loại nông sản chủ ghe bán, cũng là cách quảng cáo đặc trưng của chợ nổi.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 9

Chợ nổi họp sớm nhiều tiểu thương vẫn còn ngái ngủ khi đến đây.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 10

Ven sông Hậu nơi chợ nổi nhóm họp còn nhiều gia đình bám trụ trên những chiếc ghe, bè nuôi cá. Họ vốn không đất đai, sinh sống quanh năm trên sông, mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt hoặc buôn bán với những tiểu thương khác trên chợ nổi.

Hồn quê trên chợ nổi Long Xuyên - 11

Sau buổi chợ sáng, những tiểu thương bắt đầu dọn dẹp, chuẩn bị nấu cơm. Cuộc sống thương hồ nửa buổi với nhiều tiểu thương khá bình dị.

Nguồn: Sưu tầm

Sắp đưa vào khai thác 3 bãi tắm Soi Sim, Hang Cỏ, Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long

Sắp đưa vào khai thác 3 bãi tắm Soi Sim, Hang Cỏ, Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long - Ảnh 1.

Bãi tắm Soi Sim là một trong những bãi tắm đẹp của vịnh Hạ Long – Ảnh: Ban quản lý vịnh Hạ Long

Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024, ngành du lịch Quảng Ninh đang triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn, kích cầu du lịch dịp cuối năm.

Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, vào ngày 20-11, tỉnh sẽ tổ chức lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”, với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng…

Chương trình kích cầu du lịch sẽ được triển khai từ nay đến hết năm 2024 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch, đặc biệt có nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Ngoài các chương trình siêu ưu đãi, tỉnh Quảng Ninh cũng đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch để gia tăng trải nghiệm mới cho du khách, như khẩn trương đưa vào khai thác ba bãi tắm Soi Sim, Hang Cỏ, Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long.

Tổ chức biểu diễn nghệ thuật kết hợp tiệc nhẹ trong một số hang động đủ điều kiện trên vịnh. Đồng thời xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách tỉ phú, siêu sang thuộc 1% dân số thế giới.

Hiện Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đón được 19 triệu lượt khách du lịch năm 2024, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.

Đến hết tháng 10, tỉnh đón được 16,8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt trên 3 triệu lượt. Như vậy, Quảng Ninh phải đón hơn 2 triệu lượt khách nữa trong 2 tháng cuối năm 2024 để hoàn thành mục tiêu trên.

Khai thông tuyến du lịch đường biển Hạ Long – Bắc Hải

Ngày 16-11, tại cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, chuyến tàu biển mang tên Blue Dream Melody từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đưa hơn 1.100 khách đến tỉnh Quảng Ninh, đánh dấu mốc khai thông tuyến du lịch đường biển Hạ Long – Bắc Hải sau nhiều nỗ lực của Quảng Ninh – Quảng Tây.

Trước đó, vào ngày 12-11, tại cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, hai siêu tàu biển quốc tế cũng đã lần lượt cập bến đưa hơn 4.700 du khách đến TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Đầu tiên là tàu Noordam (quốc tịch Hà Lan) di chuyển theo hải trình từ Hong Kong (Trung Quốc) đến Singapore đưa gần 1.900 khách đến Hạ Long. Tiếp đó là tàu biển Celebrity Solstice (quốc tịch Malta) cập cảng với 2.806 du khách.

Nguồn: Sưu tầm

Sunday, November 17, 2024

Mời bố mẹ sang Việt Nam chơi, cô gái Lào đãi đặc sản 5 triệu đồng/kg

Maysaa – tên đầy đủ là Maysaa Bouavone Phanthaboouasy, sinh năm 2001, quốc tịch Lào. Cô gái này không phải là cái tên xa lạ với cộng đồng mạng Việt Nam. Maysaa từng có thời gian du học tại khoa Kinh tế, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.

Trong thời gian du học, Maysaa chia sẻ nhiều video về cuộc sống, phong cảnh, ẩm thực và trải nghiệm ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của khán giả.

Món “bim bim” lạ miệng

Cách đây không lâu, nhân dịp nhận bằng tốt nghiệp đại học, Maysaa mời bố mẹ sang Việt Nam chơi. Cô gái trẻ đưa bố mẹ đi khám sức khỏe, thăm một số địa danh tại Quảng Ninh. Đặc biệt, Maysaa mời bố mẹ thưởng thức món sá sùng khô mà cô gọi vui là… bim bim giá 5 triệu đồng/kg.

Trong video chia sẻ trên mạng xã hội, ban đầu Maysaa không tiết lộ mức giá đắt đỏ của món ăn với bố mẹ.

Sau khi thưởng thức món ăn lạ miệng, phụ huynh của Maysaa khen “béo ngậy và giòn”, bày tỏ muốn mua về nước làm quà. Thế nhưng, hai người “tròn mắt” ngạc nhiên khi nghe mức giá 5 triệu đồng/kg.

Mời bố mẹ sang Việt Nam chơi, cô gái Lào đãi đặc sản 5 triệu đồng/kg - 1

Đĩa sá sùng mà Maysaa mời bố mẹ ăn khi sang thăm Việt Nam (Ảnh: Cắt từ clip).

Theo tìm hiểu, món ăn mà Maysaa ví von là bim bim thực chất là sá sùng khô.

Sá sùng khô được sấy giòn như các loại bim bim bày bán ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa nên mới có tên như vậy. 

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Maysaa cho biết, năm 2023, lần đầu tiên cô nhìn thấy loại đồ ăn này xuất hiện trong đám cưới của một gia đình giàu có ở Quảng Ninh. 

Sau lần đó, vì tò mò, cô gái người Lào tìm đến chợ Hạ Long để mua. Qua nói chuyện với người bán, Maysaa biết loài hải sản này có tên là sá sùng, giá 4-5 triệu đồng/kg.

“Ở Lào không có sá sùng. Lần đầu ăn, tôi nhớ sá sùng khô có vị ngọt thanh, giòn và lạ miệng, càng ăn càng ngon hơn mực khô. Khi biết giá của sá sùng khô, bố mẹ tôi rất bất ngờ”, Maysa cho biết.

Cô gái Lào mời bố mẹ ăn sá sùng giá 5 triệu đồng/kg (Nguồn: Nhân vật cung cấp).

Vì mức giá quá cao, bố mẹ của Maysa chỉ ăn thử, không mua về làm quà. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, cô gái Lào sẽ mua về nước để mọi người trong gia đình và  bạn bè cùng thưởng thức. 

Cơ duyên đến với Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp THPT ở Lào hồi năm 2020, Maysaa tìm kiếm cơ hội du học nước ngoài.

Từ lúc còn bé, cô gái này từng nghe người thân kể rất nhiều và dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam. 

Nhận thấy Việt Nam có bước phát triển nhanh, Maysaa chọn làm nơi du học với hy vọng có thể tiếp thu được nhiều kiến thức và trau dồi bản thân.

Mời bố mẹ sang Việt Nam chơi, cô gái Lào đãi đặc sản 5 triệu đồng/kg - 2

Maysaa đang học thạc sĩ ở Việt Nam sau khi kết thúc đại học (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lúc mới sang Việt Nam, Maysaa phải sống xa nhà, làm quen với văn hóa, phong tục cùng ngôn ngữ mới, cô nữ sinh vừa tốt nghiệp THPT ở Lào gặp không ít khó khăn. 

Phong cách ẩm thực khác biệt khiến Maysaa phải ăn mỳ tôm qua bữa ở giai đoạn đầu. Các món ăn Lào đặc trưng với vị cay và mặn, còn các món Việt Nam được nấu nhạt hơn. Sau 2-3 tháng, Maysaa mới có thể thích nghi.

Mời bố mẹ sang Việt Nam chơi, cô gái Lào đãi đặc sản 5 triệu đồng/kg - 3

Maysaa trong trang phục áo dài Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nhìn Maysaa nói tiếng Việt tròn vành rõ chữ, ít ai biết cô gái Lào từng gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Việt. Nhờ sự chăm chỉ, kết bạn với nhiều người, Maysaa đã dần nói thành thạo, dễ dàng giao tiếp với thầy cô và bạn bè.

Trong 4 năm, Maysaa không nhớ hết các món ăn Việt Nam đã được thưởng thức. Cô gái Lào cho biết, thích tất cả các món ăn ở Việt Nam, trong đó gà hầm lá ngải cứu để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng, phù hợp ăn vào những ngày đông lạnh giá. 

Thỉnh thoảng, Maysaa dẫn bố mẹ đến nhà hàng Việt Nam ở Lào thưởng thức phở, bún chả, nem rán… để vơi bớt nỗi nhớ về thời sinh viên.

Mời bố mẹ sang Việt Nam chơi, cô gái Lào đãi đặc sản 5 triệu đồng/kg - 4

Maysaa chụp chung cùng bố mẹ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trong thời gian học ở Việt Nam, Maysaa đã mày mò, thử quay video và chia sẻ lên mạng xã hội. Video đầu tiên mà cô gái này thực hiện hồi tháng 4/2023. Do việc học bận rộn nên Mayssa thường quay video vào cuối tuần.

Không ngờ hình ảnh về đất nước Việt Nam cùng các món ăn ngon mà cô gái này trải nghiệm nhanh chóng thu hút khán giả. Hiện, kênh Tiktok của Maysaa có gần 1 triệu lượt theo dõi. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, Maysaa đã trở về Lào một thời gian. Thời gian này, cô gái Lào đã quay lại Hà Nội để học thạc sĩ. Ngoài giờ học, Maysaa vẫn quay các video giới thiệu về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào, quảng bá ẩm thực và văn hóa, đời sống của đất nước Triệu Voi.

Sá sùng là loài hải sản bổ dưỡng, tập trung nhiều ở vùng biển Quảng Ninh. Nhìn bên ngoài, sá sùng có hình dạng như con giun, sống trong các khe cát, hang đá dưới đáy biển sâu 10-30m.

Sá sùng còn tươi dài 5-10cm, có những con dài hơn 30cm. Giá sá sùng khô ở mức 4-5 triệu đồng/kg. Từ xa xưa, loài hải sản này đã được khai thác để dâng lên vua, quan. 

Người ta dùng sá sùng để làm các món xào, nướng, nấu cháo… Hiện, nhiều hàng phở mua sá sùng khô về ninh giúp nước dùng có vị ngọt tự nhiên.

Nguồn: Sưu tầm

Nhật Bản: Bắt giữ du khách vì khắc lên cổng đền thờ thiêng

Ngày 13/11, cảnh sát Tokyo đã bắt giữ một du khách người Mỹ 65 tuổi vì hành vi khắc ký tự Alphabet lên cột thần đạo (torii) tại đền thờ Thiên hoàng Minh Trị, một địa điểm linh thiêng nổi tiếng ở Tokyo. Người này đã dùng móng tay khắc năm chữ cái đầu tiên trong tên thành viên gia đình lên cột gỗ. Sự việc được phát hiện qua camera an ninh, và nghi phạm bị bắt tại khách sạn chỉ hai ngày sau khi đến Nhật Bản du lịch cùng gia đình.

Theo thông tin từ cảnh sát, Đại sứ quán Mỹ đã tham gia hỗ trợ quá trình điều tra nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết để bảo vệ quyền riêng tư của nghi phạm. Hành vi của người đàn ông này gây phẫn nộ trong dư luận Nhật Bản, nơi cổng thần đạo được xem là biểu tượng tôn kính, kết nối giữa trần gian và thế giới linh thiêng.

Nhật Bản: Bắt giữ du khách vì khắc lên cổng đền thờ thiêng

Nhật Bản: Bắt giữ du khách vì khắc lên cổng đền thờ thiêng - Ảnh 1.

Sự việc được phát hiện qua camera an ninh, và nghi phạm bị bắt tại khách sạn chỉ hai ngày sau khi đến Nhật Bản du lịch cùng gia đình. IG.

Trước đó, các hành vi tương tự đã xảy ra nhiều lần, làm dấy lên tranh luận gay gắt về ý thức của du khách quốc tế. Tháng 6, ba du khách Trung Quốc bị bắt vì vẽ bậy lên cổng đền Yasukuni ở Tokyo. Tháng 10, một influencer người Chile bị chỉ trích mạnh mẽ khi đăng video tập hít xà trên cổng thần đạo Nhật Bản. Những hành động này không chỉ làm tổn hại giá trị văn hóa mà còn đặt ra thách thức lớn cho chính quyền trong việc bảo vệ các di sản quan trọng.

Nhật Bản đang chứng kiến sự bùng nổ về lượng khách quốc tế. Chỉ riêng tháng 9, quốc gia này đón gần 27 triệu lượt khách và thu về gần 38 tỷ USD. Tuy nhiên, cùng với lợi ích kinh tế, Nhật Bản cũng phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng từ ý thức kém của một bộ phận du khách, gây nên tình trạng “quá tải du lịch” và làm ảnh hưởng đến văn hóa địa phương.

Để ứng phó, chính quyền Nhật Bản đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế những hành vi xâm phạm. Tháng 5, một thị trấn gần núi Phú Sĩ phải dựng rào chắn để kiểm soát dòng khách chụp hình tại khu vực này. Vào mùa hè, phí sử dụng đường mòn và giới hạn số lần vào cửa đã được áp dụng tại các vùng núi nhằm bảo vệ môi trường và giảm tải áp lực du lịch.

Ngoài ra, Tokyo đã thực hiện các biện pháp mạnh tay để giữ gìn trật tự công cộng. Tháng 10, tại quận Shibuya, nơi nổi tiếng với bức tượng chú chó Hachiko, chính quyền đã che chắn tượng và ban hành lệnh cấm uống rượu trên đường phố để ngăn chặn hành vi phá hoại trong dịp Halloween.

Nguồn: Sưu tầm

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp

Món chè có tên “khó ngửi” chỉ bán 2 ngày/tháng, muốn ăn cũng khó tìm (Thực hiện: Cẩm Tiên).

Nguồn gốc của tên gọi “bốc mùi”

Phải chờ đúng ngày, thực khách mới có thể tìm gặp quầy chè của chị Nhật Bình (SN 1992) trước cổng chùa Phật Bà Quan Âm. Quầy chè này là một trong số ít nơi bán chè “phân gà” ở TPHCM.

Ban đầu, quầy do mẹ của chị Nhật Bình gầy dựng. Sau khi mẹ mất, chị Bình và em gái mới thay mẹ bán món chè này. Tính đến nay, quầy chè “phân gà” của chị Bình đã tồn tại gần 30 năm.

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp - 1

Quầy chè của chị Nhật Bình đã tồn tại gần 30 năm (Ảnh: Mộc Khải).

Theo chị Nhật Bình, món chè mang tên gọi đặc biệt này có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc). Với nguyên liệu chính là lá mơ và bột gạo, món chè này có màu đen và dậy mùi thơm đặc trưng của lá mơ nên được gắn với cái tên “phân gà”.

“Trong tiếng Hoa, món chè này được gọi là “cáy xỉa thằng”, có nghĩa là “phân gà”. Ở Việt Nam, người ta gọi món này là chè lá mơ, nhưng vẫn có nhiều người gọi đây là chè “phân gà”. Dù vậy, hương vị của món ăn không giống như tên gọi đâu (cười)”, chị Nhật Bình chia sẻ.

Để chế biến chè “phân gà”, lá mơ phải được rửa sạch và đem xay nhuyễn, trộn với bột gạo rồi nhồi kỹ. Hỗn hợp này được hấp chín rồi cắt thành sợi nhỏ vừa ăn, phủ thêm một lớp bột năng cho đỡ dính.

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp - 2

Sợi bột lá mơ để nấu chè “phân gà” (Ảnh: Mộc Khải).

Chén chè thành phẩm đơn giản là sợi bánh trơn mượt kèm nước đường cát nấu với gừng, có vị ngọt thanh, ngào ngạt mùi thơm của lá mơ và gừng.

Chị Bình cho biết món chè này thích hợp ăn nóng. Vì thế, khi có khách đến gọi chè, chị mới lấy sợi bột luộc sơ, vớt ra cho vào chén rồi chan nước đường. Người ăn có thể cân đối lượng đường theo ý thích.

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp - 3

Chén chè thành phẩm ngào ngạt mùi lá mơ và gừng (Ảnh: Cẩm Tiên).

Chị Bình cho biết để cho ra đời món chè lá mơ không khó, song người làm phải có kinh nghiệm pha trộn các nguyên liệu theo tỷ lệ, đảm bảo chè không bị đắng vì nhiều lá mơ hoặc chỉ có vị bột mà mất đi mùi thơm cần có của món ăn này.

Chỉ bán 2 ngày/tháng

Trước cổng chùa náo nhiệt bởi dòng khách đi lễ phật, quầy chè của chị Bình cũng tấp nập không kém. Thực khách ngồi kín dưới bóng dù, xì xụp húp chén chè nghi ngút khói.

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp - 4

Quầy chè “phân gà” trước cổng chùa Phật Bà Quan Âm (Ảnh: Cẩm Tiên).

Đa số khách tới mua chè là người Hoa, cũng là khách quen của quán. Vì nơi bán chè không có nhiều diện tích để ngồi lại ăn, nên phần lớn thực khách nhờ chị Bình nấu sẵn, cho vào túi mang về.

Những lúc khách đến đông, chị Bình và em gái luộc bột, nấu chè luôn tay mà vẫn không kịp bán. Ngoài mua chè, khách còn mua thêm sợi bột để về nhà tự chế biến.

Theo chị Bình, sợi bột để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được 1 tuần, còn để trong ngăn đông sẽ bảo quản được thời gian lâu hơn.

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp - 5

Khi đông khách, chị Bình và em gái tất bật vẫn không kịp bán (Ảnh: Mộc Khải).

Chị Bình cho biết mình chỉ bán chè trước cổng chùa vào mùng 1 và ngày rằm hằng tháng, vì thời điểm này khách đi chùa rất đông. Những dịp này, mỗi ngày chị Bình bán được khoảng 60-70kg bột. Những ngày khác trong tháng, chị Bình chỉ bán sợi bột lá mơ ở chợ Phú Bình (quận 11, TPHCM).

“Tôi bán 16.000 đồng/chén chè, còn sợi bột riêng có giá 140.000 đồng/kg. Khách cũng có thể mua lẻ với giá 14.000 đồng cho 100gr. Có nhiều người mua sợi bột về rồi nấu với nước cốt dừa ăn cũng rất ngon”, chị cho hay.

Chị Bình cũng chia sẻ, lá mơ vốn rất tốt cho đường ruột, giúp giảm đau bụng, đầy hơi nên món ăn này thu hút thực khách không chỉ vì hương vị mà còn vì công dụng cho sức khỏe.

Món chè có tên lạ lùng ở TPHCM: Chỉ bán 2 ngày/tháng, khách đến nườm nượp - 6

Anh Lưu Tân là khách quen của quầy chè “phân gà” (Ảnh: Mộc Khải).

Bà Dục Dính (quận Tân Phú, TPHCM) cho biết bà mới biết đến món chè có tên đặc biệt này không lâu. Song, khi ăn bà cảm thấy ấm cơ thể, tốt cho sức khỏe nên rất thích.

“Nghe mọi người nói ăn món này nhuận tràng, dễ tiêu, giảm đau bụng nên tôi ăn thử. Chén chè thơm mùi gừng, ăn một chén là ấm cả người nên tôi càng ăn càng nghiện”, bà nói.

Anh Lưu Tân (quận 11, TPHCM) cũng cho biết mình thích món chè “phân gà” vì ăn rất mát. Nhiều năm qua, mỗi khi chị Nhật Bình dọn hàng trước cổng chùa, vợ chồng anh Tân lại ghé mua vài phần về nhà thưởng thức.

Nguồn: Sưu tầm

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn

Canada – Thị trấn Churchill, ở phía bắc Manitoba, từng đối mặt với thời kỳ suy tàn nhưng đã đông vui trở lại nhờ gấu Bắc Cực kéo khách du lịch đến.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 1

Thị trấn cảng Churchill bắt đầu vào mùa gấu Bắc cực. Các sĩ quan bảo tồn như Ian Van Nest (ảnh) có nhiệm vụ bảo vệ du khách khỏi những con gấu đói và đôi khi trở nên hung dữ. Công việc có phần khó khăn hơn vì biến đổi khí hậu làm thu hẹp băng biển Bắc Cực, khiến gấu phải vào đất liền tìm mồi thường xuyên hơn.

Gặp một nhóm khách du lịch đang đứng gần xe van, Van Nest yêu cầu họ đảm bảo an toàn khi quan sát gấu Bắc Cực. Ông nhắc nhở cần có người giám sát gấu đi cùng, mang theo vũ khí như súng ngắn hoặc đạn dọa để phòng trường hợp nguy hiểm.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 2

Theo Tổ chức bảo tồn gấu Bắc Cực Polar Bears International, những con gấu giờ chấp nhận rủi ro để đến gần khu vực sống của con người hơn. Khu vực vịnh Tây Hudson, Churchill, ghi nhận có khoảng 600 con gấu – bằng 50% so với 40 năm trước nhưng tỷ lệ gấu và người dân vẫn gần như 1:1.

Người dân Churchill chấp nhận sống cùng gấu Bắc cực và thậm chí còn yêu thích chúng vì hút khách tới đây. Làn sóng du khách đổ đến đã cứu thị trấn khỏi tình trạng suy tàn sau khi một căn cứ quân sự đóng cửa vào những năm 1970, khiến dân số giảm từ vài nghìn xuống còn khoảng 870.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 3

Một nghiên cứu của chính phủ Canada năm 2011 tính toán trung bình một du khách đến xem gấu Bắc Cực chi khoảng 5.000 USD mỗi chuyến, mang lại doanh thu 7 triệu USD mỗi năm cho thị trấn. Dù cơ sở hạ tầng chỉ toàn đường đất, không có đèn giao thông, Churchill vẫn có những nhà hàng sang trọng và hơn 20 điểm lưu trú cho du khách.

Trong hình là một người đàn ông đi dọc vịnh Hudson trong khi ngắm gấu Bắc Cực.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 4

Cuộc sống bên gấu Bắc Cực cũng tồn tại rủi ro. Hơn 10 năm trước, một con gấu đã tấn công hai người trong hẻm vào đêm Halloween trước khi bị người khác dọa bỏ chạy.

Lễ Halloween là thời điểm lũ gấu đói nhất. Thị trấn thường cử hàng chục tình nguyện viên trên phố để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách. Những con gấu gây nguy hiểm sẽ bị đưa vào “nhà tù gấu Bắc cực” gồm 28 phòng giam làm từ bêtông, thép trước khi được trả về tự nhiên. Dù nhà tù không quá đông, sĩ quan Van Nest vẫn thấy ồn ào vì tiếng gầm gừ và đập phá bên trong.

Erin Greene (ảnh) cũng có trải nghiệm tương tự và nói đó là điều đáng sợ nhất. Cô cùng một người đàn ông 72 tuổi khác đã chống trả con gấu bằng xẻng và may mắn sống sót. Erin nói chấn thương tâm lý đã được chữa lành nhờ những con vật khác trên đảo trong quá trình cô điều hành tour du lịch như cá voi trắng, chó kéo xe.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 5

Trong hình là đoàn khách tham quan “nhà tù gấu Bắc cực” hồi tháng 8.

Người dân ở Churchill tự hào với gấu Bắc Cực nhưng cũng sợ hãi chúng. Họ thường nói với khách du lịch lũ gấu là khủng long của Bắc Cực vì chúng có thể ăn thịt bất kỳ ai.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 6

Một phần hệ thống bẫy gấu Bắc Cực ở thị trấn.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 7

Một con gấu Bắc Cực xuất hiện ở mỏm đá gần Churchill, Manitoba, hồi tháng 8.

Thực tế, điểm phóng tên lửa của căn cứ quân sự dường như đã xua đuổi gấu. Tuy nhiên, khi cơ sở đóng cửa vào những năm 1970, gấu đã quay lại. Điều này khiến thị trấn Churchill phải đưa ra chương trình cảnh báo gấu Bắc Cực để bảo vệ cư dân.

Còi cảnh báo giới nghiêm vang lên vào 22h để báo mọi người về nhà tránh gấu. Trong một số sự kiện đặc biệt như đêm lửa trại, mọi người sẽ không ra về dù có còi. Một sĩ quan trang bị súng ngắn được điều động tới khu vực sự kiện để tuần tra. Thông thường, mọi người hy vọng có thể đuổi chúng đi bằng những phát súng cảnh cáo hoặc bình xịt cay chứ không cần giết.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 8

Tượng gấu Bắc Cực được dựng ven đường trong thị trấn, như một biểu tượng quảng bá du lịch của Churchill.

Georgina Berg, người địa phương, nhớ về cuộc sống những năm 1970 và cho biết người dân tộc bản địa có phản ứng khác khi thấy gấu. Bà kể cha mình thấy con gấu đang lục lọi thùng rác nhưng chỉ đi ngang qua. Cha Berg dặn nếu con người không quấy rầy chúng, lũ gấu sẽ làm điều tương tự.

Nhiều năm sau, cha cô mất và mẹ cô đã rất sợ hãi khi thấy con gấu tới gần. Cô nhớ tiếng hét vang khắp nơi, mọi người chạy vào nhà và im lặng tới khi con gấu rời đi.

Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn - 9

Với van Nest, khách du lịch có thể quan sát gấu Bắc Cực ở khoảng cách an toàn, khoảng 300 m. Khi đó, con gấu có thể làm mọi thứ theo bản năng tự nhiên mà không bị quấy rầy.

Trong hình là một góc vịnh Hudson.

Nguồn: Sưu tầm

Saturday, November 16, 2024

Ngắm di tích quốc gia đặc biệt ngàn năm tuổi ở Phú Yên

Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia tháp Nhạn ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là điểm đến của nhiều du khách.

Tháp Nhạn là di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.

Tháp Nhạn là di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.

Tháp có hình tứ giác với bốn tầng, được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của văn hóa Champa cổ. Tháp cao khoảng 23,5 m, mỗi cạnh chân tháp dài 10 m.

Tháp có hình tứ giác với bốn tầng, được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của văn hóa Champa cổ. Tháp cao khoảng 23,5 m, mỗi cạnh chân tháp dài 10 m.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm. Đây cũng là thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm. Đây cũng là thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.

Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận tháp Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia.

Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận tháp Nhạn là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia.

Đến năm 2018, Thủ tướng ký quyết định xếp tháp Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

Đến năm 2018, Thủ tướng ký quyết định xếp tháp Nhạn là di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

Mặt chính tháp quay về hướng đông, tháp tựa lưng vào sườn núi tượng trưng cho thế vững chãi và được xem như mắt thần của vùng đất.

Mặt chính tháp quay về hướng đông, tháp tựa lưng vào sườn núi tượng trưng cho thế vững chãi và được xem như mắt thần của vùng đất.

Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng.

Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng.

UBND tỉnh Phú Yên đã cho trùng tu tôn tạo công trình này hai lần vào các năm 1960, 1994. Đến nay, tháp Nhạn được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới.

UBND tỉnh Phú Yên đã cho trùng tu tôn tạo công trình này hai lần vào các năm 1960, 1994. Đến nay, tháp Nhạn được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới.

Dấu tích kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là điểm nổi bật của công trình này vẫn trường tồn sau cả ngàn năm.

Dấu tích kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là điểm nổi bật của công trình này vẫn trường tồn sau cả ngàn năm.

Tháp Nhạn sừng sững giữa TP Tuy Hòa, xung quanh là hàng ngàn hộ dân sinh sống. Đây là số ít công trình kiến trúc, nghệ thuật còn giữ được nguyên vẹn ở tỉnh Phú Yên cũng như khu vực.

Tháp Nhạn sừng sững giữa TP Tuy Hòa, xung quanh là hàng ngàn hộ dân sinh sống. Đây là số ít công trình kiến trúc, nghệ thuật còn giữ được nguyên vẹn ở tỉnh Phú Yên cũng như khu vực.

Vị trí di tích tháp Nhạn ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Google Maps.

Vị trí di tích tháp Nhạn ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Google Maps.

Nguồn: Sưu tầm

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn có niên đại cuối thế kỷ XI, thuộc phong cách Tháp Mẫm trong điêu khắc Champa.

Hai tượng sư tử đá này được Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, 2 pho tượng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Theo lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định, 2 tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992 tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên thuộc phạm vi thành Đồ Bàn – kinh đô vương quốc Champa xưa.

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia - 1

Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ, trưng bày 2 tượng sư tử đá được công nhận bảo vật quốc gia (Ảnh: Doãn Công).

Tại địa điểm phát hiện trong một hố chôn có 3 tượng, trong đó có 2 tượng sư tử đá cùng tượng Gajasimha (con vật đầu voi, mình sư tử). Cả 3 tượng được đưa về Trung tâm Văn hóa – Thông tin huyện An Nhơn (nay là Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao thị xã An Nhơn) quản lý.

Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định cho biết, sư tử là một trong mười kiếp hóa thân của thần Vishnu (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo).

Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đối với người Champa hình tượng sư tử còn là biểu tượng của dòng dõi quý tộc, tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh của các vương triều Champa. Kinh đô đầu tiên của người Champa ở Trà Kiệu lấy tên là Simhapura (sư tử) và ngai vàng của vua có tên Simhasana (ngai vàng sư tử).

Hai tượng sư tử đều được tạc khá giống nhau, cùng thể hiện giới tính giống đực, trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi trên một bệ hình chữ nhật liền khối.

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia - 2

Pho tượng sư tử đặt ở bên trái trước cửa bảo tàng (từ ngoài đi vào) còn khá nguyên vẹn (Ảnh: Bảo tàng tỉnh Bình Định).

Đầu sư tử ngẩng cao, trán đeo vương miện được trang trí bởi chuỗi hạt tròn kết dải và các họa tiết giống hình cánh sen; 2 mắt to, tròn lồi, đôi tai vểnh được tạc cách điệu gần giống chiếc lá nhọn đầu; mũi to, thô, miệng há to, lộ hàm răng sắc nhọn…

Bốn chân sư tử ngắn, mập, cổ chân được trang trí chuỗi hạt tròn kết dải. Toàn bộ khối tượng sư tử có dáng to mập, khỏe khoắn, họa tiết trang trí thô, đơn giản.

Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định cũng cho biết, theo các nhà nghiên cứu, hình tượng sư tử được thể hiện trong tư thế đứng có nguồn gốc ảnh hưởng từ nghệ thuật điêu khắc Khmer.

Trong khi đó, 2 tượng sư tử thành Đồ Bàn lại được thể hiện hai chân trước tạc rất ngắn, trong tư thế thẳng. Hai chân sau đầu gối gập lại như đang thể hiện tư thế ngồi, phô bộ ngực nở nang, phần bụng nằm sát bệ, tạo sự mất cân đối của cơ thể.

Do tỷ lệ chân trước quá ngắn nên sẽ có cảm giác là sư tử đang nằm. Song, có thể thấy rằng đây là 2 tượng sư tử được diễn tả khá độc đáo về hình khối trong phong cách thể hiện.

Về phong cách nghệ thuật, 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn thể hiện tính chất hiện thực, trang trí đơn giản, phần môi trên có những đường gờ nổi chạy dọc song song, tương đồng với sư tử phong cách Trà Kiệu.

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia - 3

Còn pho tượng đặt ở bên phải trước cửa bảo tàng (từ ngoài đi vào) bị gãy 2 bàn chân trước, tai phải, đuôi (Ảnh: Doãn Công).

Phần miệng sư tử xuất hiện chiếc răng nanh giống như tượng sư tử và Makara trong phong cách Tháp Mẫm.

Chính vì vậy, 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn vẫn mang những nét cơ bản của phong cách Trà Kiệu nhưng cũng bắt đầu có những đặc điểm của phong cách Tháp Mẫm.

Lãnh đạo Bảo tàng Bình Định cho rằng, nếu so sánh với các tượng sư tử khác trong nghệ thuật điêu khắc Champa thì cho đến nay, 2 tượng sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách Tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

Nguồn: Sưu tầm

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu – thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang

Nằm cách thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) khoảng 5km, ở độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu là địa điểm hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến vùng đất phía Tây của tỉnh Hà Giang.

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 1

Đặng Đoàn Sang (30 tuổi, ở Hà Nội) đến thảo nguyên Suôi Thầu (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) tuần cuối tháng 10.

Khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ của thảo nguyên phía Tây Hà Giang khiến nam du khách tạm quên hết những bộn bề cuộc sống.

Từ Hà Nội, Đoàn Sang đi xe khách giường nằm tới Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), sau đó thuê xe máy di chuyển thêm 30km để tới Suôi Thầu. Theo Sang, du khách cũng có thể lựa chọn lộ trình xe khách Hà Nội – Xín Mần, từ Xín Mần thuê xe máy tới Suôi Thầu.

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 2

“Tôi chọn đi cung đường từ Bắc Hà lên Suôi Thầu bởi ấn tượng những con đèo quanh co, khung cảnh lãng mạn với những đám mây bồng bềnh quanh đỉnh núi và những tán rừng thông lá kim hai bên”, Đoàn Sang chia sẻ.

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 3

Thảo nguyên Suôi Thầu xanh mướt với núi đá, ruộng bậc thang và bạt ngàn các loài hoa (hoa tam giác mạch, hoa cải, hoa mào gà…).

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 4

Theo Đoàn Sang, thảo nguyên Suôi Thầu có nhiều vườn hoa đẹp. Giá vào mỗi vườn hoa là 20.000 đồng/người. Du khách nên chuẩn bị tiền mặt bởi nhiều vườn hoa không thanh toán được qua mã QR (mã vạch tài khoản ngân hàng).

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 5

Hà Giang đang vào mùa tam giác mạch. Loài hoa có những bông nhỏ li ti màu phớt hồng được trồng trên nhiều sườn đồi tạo nên khung cảnh mênh mông, lãng mạn.

Dịch vụ du lịch nơi đây còn khá hoang sơ. Người dân dựng một vài hàng quán bán nước, cho thuê đồ dân tộc với giá cả phải chăng.

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 6

“Khu vực này chưa có cửa hàng ăn uống. Du khách nên ăn ở thị trấn Cốc Pài cách đó 3km hoặc chợ xã Nàn Ma cách đó 2km rồi di chuyển tới thảo nguyên chơi”, nam du khách đưa ra lời khuyên.

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 7

 Từ kinh nghiệm du lịch Suôi Thầu, nam du khách cho hay, đường đi xe máy từ Bắc Hà tới Suôi Thầu khá dễ đi. Tuy nhiên, khi tra cứu Google Maps, du khách nên chọn phần chỉ dẫn đường dành cho ô tô đi để tránh cung đường mòn quá nhỏ, khó di chuyển.

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu - thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang - 8

Theo những người dân địa phương, Suôi Thầu đẹp nhất từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Du khách nên đến tham quan thời điểm này để chiêm ngưỡng trọn vẻ đẹp của vùng đất được ví như “trời Âu” ở Hà Giang.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguồn: Sưu tầm